Khảo Tả Di Tích Đền Cửa Ông

     Di tích đền Cửa Ông nằm trên dãy núi Cẩm Sơn, trên một địa thế phong thủy đắc địa, mặt hướng hải, tả thanh long, hữu bạch hổ, phía sau tựa núi tạo thành thế vững chắc cho cả công trình. Toàn bộ di tích  đền Cửa Ông gồm 3 khu vực thờ tự: Đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Ta có thể hình dung tổng thể toàn bộ di tích đền Cửa Ông như sau:

    Từ quốc lộ 18A, phía bên trái là Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả, phía bên phải là Cảng than Cửa Ông và phân xưởng Vận tải thuộc Công ty Tuyển than Cửa Ông – TKV, đi qua đường tàu vào một con đường trải nhựa bên tay trái là khu vực khuôn viên cây xanh đền Cửa Ông và bia ghi danh các anh hùng Liệt sỹ. Đi tiếp qua khuôn viên này khoảng 250 m là đến đền Cửa Ông, đầu tiên là một cổng Nghi môn rộng khoảng 12 m, được đắp, vẽ theo kiểu nghi môn truyền thống. Đi qua Nghi môn vào trong một khoảng sân rộng được lát đá. Bên tay phải là khu vực nhà vệ sinh cho khách du lịch, bên tay trái là khu vực đền Hạ. Đi qua khoảng sân rộng lên cao lưng chừng là khu vực đền Trung, phía sau đền Trung trên vị trí cao nhất là đền Thượng. Hai bên đền Trung và đền Thượng là hai gò đồi cao tạo thế tả thanh long, hữu bạch bổ, trên các gò đồi được trồng cây xanh, thảm cỏ trang trí. Trên đỉnh gò đồi bên phải là nơi đặt tượng Đức Ông Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng. Toàn bộ sân, bậc cấp và lan can lên xuống từ đền Hạ đến đền Trung và đền Thượng đều được làm bằng đá xanh, tạo sự thống nhất, hài hòa, bề thế cho cả khu vực di tích.

     ??? ??̛̣? đ?̂̀? ??̣: Nằm bên tay trái điểm di tích. Cả khu đền Hạ có sân, lầu chuông, đền Mẫu, đền Trung Thiên Long Mẫu, nhà khách. Các công trình nằm theo một chiều ngang. Nhìn theo hướng đền thì chính giữa là đền Mẫu, bên phải là nhà khách, bên trái là đền Trung Thiên Long Mẫu, phía trước đền Mẫu là một cổng Tam quan nội,tiếp đến là một bình phong, hai bên sân là hai cây đa cổ thụ.  Phía trước đền Trung Thiên Long Mẫu cũng có một bình phong, tiếp đến là một lư hương bằng đá chạm trổ công phu, tỉ mỉ rồng chầu mặt trời trang trí.??? đ?̂̀? ?????: Nằm lưng chừng núi, giữa đền Hạ và đền Thượng. Khu vực đền Trung gồm có công trình chính là đền Trung (thờ Đức Ông Khâm Sai Đông Đạo Tiết Chế Hoàng Cần) nằm ở giữa; bình phong bằng đá nằm phía trước đền Trung ngoài ra bên phải nằm vuông góc với đền Trung là nhà khách.
      Khu đền Thượng nằm chính giữa trên cùng cao nhất của khu di tích đền Cửa Ông. Nhìn tổng thể đi từ đền Trung lên đến sân đền Thượng, chính giữa là một phương đình, tiếp đến là đền Thượng, Hai bên đền Thượng: Bên hữu là nhà thờ Bác Hồ, bên tả là gian để hiện vật đồ thờ. Giáp nhà thờ Bác Hồ về phía bên phải là một lầu chuông, nằm dọc phía sau là đền Quan Chánh, nằm vuông góc với đền Quan Chánh là chùa, phía trước chùa và đền Quan Chánh có một cây đa. Từ sân khu vực chùa và đền Quan Chánh có một cổng Tam quan đi xuống đền Thượng.
   Nằm ở bên trái đền Thượng và vuông góc với gian để đồ thờ là nhà sắp lễ (hình chữ L), từ đây có đường đi sang bên trái và đi vòng ra sau, lui về phía sau và nằm song song với đền Thượng là đền Quan Châu (thấp hơn đền Thượng), từ đây có các bậc cấp đi lên và đi ra phía sau đền Thượng. Phía sau đền Thượng là mộ và Lăng Đức Ông Hưng Nhượng Đại Vương Trần quốc Tảng. Phía bên phải lăng mộ Đức Ông có đường đi xuống nhà hóa sớ nằm sau chùa và từ đây đi theo sân bên hồi chùa để đi về phía trước chùa và đền Quan Chánh.