Tướng Công Dã Tượng

     Dã Tượng và Yết Kiêu là hai gia thần thân tín của Trần Hưng Đạo. Dã Tượng là người có tài thuần phục và chỉ huy đội voi (Dã Tượng có nghĩa là voi rừng)(tượng binh) ở Vạn Kiếp còn Yết Kiêu là người chỉ huy đội lính đánh sông. Tại Đền di tích Quốc gia đặc biệt Đền Cửa Ông tướng Dã Tượng được phối thờ tại hậu cung Đền Thượng – Đền Cửa Ông cùng với các tướng lĩnh và đông đủ gia thất nhà
    Trần.Dã tượng đã lập nhiều chiến công trong Kháng chiến chống Nguyên – Mông, đời Trần. Ông cùng với Yết Kiêu, Cao Mang, Đại Hành và Nguyễn Địa Lô là 5 thuộc hạ tài giỏi và trung thành của Hưng Đạo Vương. Trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên, ông đóng góp đắc lực, tận tình bảo vệ chủ tướng. Chính ông và Yết Kiêu có công lớn trong trận bắt sống Toa Đô. Ông nổi tiếng là một tướng dũng cảm tài giỏi dưới trướng của Trần Hưng Đạo.
     Trong trận Chi Lăng (1283) quân bộ Đại Việt bại trận phải lui về Vạn Kiếp. Thủy quân thì tan rã. Hưng Đạo Vương định rút đi theo chân núi. Bỏ, không đến điểm hẹn với Yết Kiêu là Bãi Tân. Dã Tượng ngại đường núi có thể bị phục binh, nên can và nói : “Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền”. Tin lời, Vương bèn đến Bãi Tân, quả nhiên duy chỉ còn Yết Kiêu vẫn kiên trì cắm thuyền đợi chủ tuớng. Trước tấm lòng trung nghĩa cao vời, Hưng Đạo Vương cảm khái than: “Ôi, chim hồng hộc muốn bay cao nhờ có sáu trụ cánh, nếu không thì cũng như chim thường thôi”. Nói xong, Ngài cho lệnh thuyền tách bến. Và kỵ binh của gịặc đuổi theo không kịp. Ngoài việc thuần hoá voi rừng, Dã Tượng còn có tài xông pha trận mạc nên được vua Trần Nhân Tôn phong Tiết Chế Binh Nhung.
      Dã Tượng là bậc gia tướng chẳng những giỏi về chiến đấu, mà còn biết đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, xem nhẹ bổng lộc triều đình phe phái ban cho. Ông và Yết Kiêu đã cương quyết vì nước mà cho rằng chủ Tướng Trần Quốc Tuấn nên đặt lợi ích dân tộc Việt lên trên thù riêng vụn vặt. Chính vì sự khẳng khái đó, Ông đã dược Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn xem như bậc đại trượng phu, và dân chúng tôn thờ.