Đền Trung – Đền Cửa Ông Thờ Ai?

     
       Đền Trung – Đền Cửa Ông Thờ Ai?
      Đền Trung năm trong Khu di tích Lịch sử Quóc gia đặc biệt Đèn Cửa Ông. Đền Thờ các vị Khâm Sai Đông Đạo Tiết Chế Hoàng Cần và Sơn thần, Thủy thần.
     * Sự tích kể về quá trình sinh ra, lớn lên và công lao dẹp giặc ngoại xâm của Ông như sau:
     Ngày xưa, khi người Tày ở vùng Đông Bắc, Tân Yên tức Bình Liêu ngày nay đang sống yên ổn với cây lúa trên ruộng bậc thang và cây măng, cây nấm trong rừng thì giặc răng trắng, miệng vàng từ phương Bắc kéo đến xâm lược. Chúng cướp bóc của cải, giết chóc dân lành, gây nên bao cảnh tang tóc đau thương, nhân dân trong vùng sống nơm nớp lo sợ, căm thù oán hận chồng chất.
     Thuở ấy ở một làng nọ, có một thanh niên người Tày tên là Hoàng Cần, thông minh tuấn tú, sức vóc cường tráng, không cam tâm chịu nhục dưới ách cai trị tàn bạo của quân giặc phương Bắc. Hoàng Cần bí mật hội tụ trai làng, ngày đêm luyện tập võ nghệ. Khi thời cơ thuận lợi, Hoàng Cần lập tức dấy binh đánh vào các căn cứ của giặc. Một mình một ngựa, một cây roi tre, Hoàng Cần “tả xung, hữu đột”, làm cho quân giặc bạt vía, kinh hồn. Chẳng mấy chốc quân giặc đại bại, bỏ chạy về bên kia biên giới.          
     Dẹp xong giặc, Hoàng Cần trở về quê cũ, nhân dân đi đón Hoàng Cần nhiều như cây trên rừng, như cá dưới suối. Về đến làng, Hoàng Cần từ trên lưng ngựa nhảy xuống, tiện tay cắm ngược cây roi tre xuống bên đường làng, đó là cây roi tre mà ông đã dùng trong suốt thời kỳ đánh giặc.
Hoàng Cần sống hơn một trăm tuổi thì chết. Sau khi ông chết, cây roi tre mà ông cắm ngược bên đường làng bỗng nhiên trổ lá, toả cành, cành chĩa xuống đất thành giống tre mọc ngược. Không ai biết giống tre đó có từ khi nào, những thế hệ nối tiếp nhau sinh ra trên đất Bình Liêu khi lớn lên đã thấy giống tre ấy mọc sum suê, óng mượt, toả bóng mát hai bên đường làng bản. Người dân Bình Liêu rất quý giống tre ấy và coi như là một biểu tượng độc đáo của địa phương.
     Sau khi Hoàng Cần qua đời, cảm kích trước tấm lòng đó, nhân dân các làng bản của huyện Bình Liêu đều lập đền, dựng đình và tôn ông làm Thần hoàng của làng bản, mở hội tế lễ linh đình trong dịp đầu xuân tháng giêng. Ông được triều đình phong sắc “Khâm sai Đông đạo tiết chế” nhưng sắc đã bị mất. Năm 2006, khi phục dựng lễ hội đình Lục Nà, huyện Bình Liêu, Sở Văn hóa Thông tin (nay là Sở Văn hóa và Thể thao) đã liên hệ với Viện Hán Nôm phục chế lại sắc phong và hiện đang đặt tại Hậu cung đình Lục Nà, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Không chỉ được thờ tại đình Lục Nà, huyện Bình Liêu, Khâm Sai Đông Đạo Tiết Chế Hoàng Cần còn được thờ chính tại đền thờ Đức Ông Hoàng Cần, xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Bởi theo Sách Đồng Khánh dư địa chí ghi chép thì ông là người xã Hải Lang lại có công đem quân đi dẹp giặc răng trắng môi vàng quấy nhiễu cướp bóc dân châu. Ông cầm gậy tre đánh tan quân giặc, đuổi đánh đến xã Vô Ngại thì cắm ngược cây tre xuống đất. Đến nay tre vùng này đều có đốt mọc ngược. Đánh thắng giặc ông được triều đình phong là Khâm sai Đông Đạo Tiết Chế chỉ huy quân đội của vùng Đông Hải (Quảng Yên).
     Sau khi ông mất nhân dân xã Hải Lạng tưởng nhớ công đức của ông đã xây đền thờ tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên nơi ông sinh ra và lớn lên và gọi là đền thờ Đức Ông Hoàng Cần. Từ đó dân trong châu, cũng như thuyền bè qua lại cầu đảo đều được linh ứng.
Ông là một trong những vị tướng lĩnh của nhà Trần có công dẹp giặc, trấn giữ vùng biển Đông do đó tại đền Cửa Ông còn phối thờ ông và xét công lao đặt ông ở vị trí đền Trung.
     Tại đền Trung còn thờ Sơn thần, Thủy thần là bởi đền Trung nằm trên dãy núi Cẩm Sơn, phía trước là biển Đông. Những người dân ở khu vực cửa biển cũng như thuyền bè qua lại đều cần sự phù trợ, giúp sức của các vị Sơn thần, Thủ thần do đó tại đền Trung còn thờ hai vị trên