Đức Thánh Trần (Cửu Thiên Vũ Đế Quốc Phụ Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn)

 
 Đền Thượng – Đền Cửa Ông ngoài thờ thần chủ là Quốc Khảo Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng còn phối thờ Cửu Thiên Vũ Đế Quốc Phụ Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và gia thất cùng các tướng lĩnh của Ngài.
     Dưới triều Trần, có nhiều sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ, nhiều vị vua anh minh, nhiều vương hầu mưu trí, nhiều người lính quả cảm, cùng nhân dân hết lòng vì nước trong chiều dài lịch sử xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Nhưng có một gia đình họ Trần mà mỗi người dân đất Việt hôm nay, số đông đều biết, đó là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng các con của ông.
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, được các vua Trần giao làmThống soái quân đội, tổ chức chiến đấu trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. Trong Đại Việt sử ký toàn thư cho thấy tài thao lược quân sự của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Danh tiếng của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn không chỉ vang lừng đất Nam mà còn uy hiếp phương Bắc, quân phương Bắc thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi tên. Hưng Đạo Đại Vương không những là vị tướng tài, mà còn là nhà lý luận về quân sự; ông từng soạn Dụ chư tỳ tướng hịch văn để răn các tỳ tướng; từng chọn binh pháp các nhà, soạn thành một quyển gọi là Binh thư yếu lược; từng sưu tập binh pháp các nhà, làm thành Bát quái cửu cung đồ, đặt trên là Vạn Kiếp tông bí truyền thư, v.v. Vào năm Canh Tý, niên hiệu Hưng Long thứ 8 (1300), Hưng Đạo Đại Vương ốm, vua ngự tới thăm hỏi về việc nước: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang-xâm lược thì kế sách như thế nào”. Vương trả lời: “Ngày xưa Triệu Vũ dựng nước,vua Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế “vườn không nhà trống”, đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, còn đoản binh thì đánh úp phía sau, đó là một thời. Đời Đinh, Lê dùng người tài giỏi, đất phương Nam mới mạnh màphương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống, đó lại là một thời. Vua Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc đã bị bắt, đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nói cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản (binh) chế trường (trận) là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thẳng nhanh; thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biển, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”.
     Hưng Đạo Đại Vương sau khi giúp nhà Trần đánh đuổi giặc Nguyên xâm lược, trừ đại họa cho dân tộc, được nhân dân sùng kính, sau khi mất trở thành Thượng Tiên Cửu Thiên Vũ Đế.
Sách Trần triều hiển thành chính kinh tập biên chép: “Thánh phụ dòng dõi võ tiên, non sông chung đúc, vũ trụ tạo linh, dựa vàoNam Nhạc, kỷ thác Đông A, Vân La cố trạch, sinh vào mùa đông, Thanh Đống xuất thế, Ngọc Đế khâm sai, trao cho Cửu Thiên, nắm quyền Vũ Đế”.
     Từ đấy ngài hiển thánh ở khắp nơi, trừ diệt yêu ma, tai họa bảo hộ muôn dân.Vì vậy việc tôn thờ Đức thành Trần Hưng Đạo đã trở thành tôn giáo mà dân gian gọi là “Nội Đạo” – tôn giáo bản địa … Thanh Đồng. Đền thờ Đức thánh, các Đức Ông, Đức Chúa (con của Ngài) và các gia tướng như Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu… được lập nên ở nhiều nơi trong nước đã chứng minh điều này. Hưng Đạo Vương chính là Võ tài thần (thần tài về võ) giống như Mảnh Liệt Thiệt Nguyên súng hay Quan Thánh đế Quân của Trung Quốc. Bất kỳ ai làmviệc thiện, cầu xin cửa ngài đều tỏ rõ linh ứng. Mỗi khi ra trận các bậc đế vương,võ tướng đều đến Kiếp Bạc thắp hương cầu xin Đức Thánh, hễ thấy tiếng kêu ở trong hộp đựng kiếm là thắng trận. Đức Thánh Trần còn ban phúc, xá tội, giải ách cho con người giống như Tam quan – Quan đệ nhất, Quan đệ nhị, quan đệ tam củaTam Phủ và Đạo Giáo. Đức Thánh là người cha, là chỗ dựa của đức tin người Việt. Bởi thế trong từng gia đình đôi khi cũng có điện hay tượng thờ Đức Thánh. Ngày 20 tháng 8 là ngày giỗ Đức Thánh (tháng 8 giỗ cha) mọi người đều nhớ dâng hương, cúng bái những mong Thánh phù cho Quốc thái dân an, phong đăng hòa cốc.
+2
11.104
Người tiếp cận
1.609
Lượt tương tác
Quảng cáo bài viết
197
29 bình luận
44 lượt chia sẻ
Thích

 

Bình luận
Chia sẻ